Nội dung bài viết
Xe nâng hàng giúp công việc sẽ trở nên nhanh chóng, chuyên nghiệp, suôn sẻ và xử lý được khối lượng hàng lớn trong không gian rộng. Và mọi thứ sẽ trở nên khủng khiếp nếu xe nâng hàng gặp trục trặc. Để khắc phục được tình trạng trên bạn cần phải kiểm định xe nâng hàng định kỳ. Xem xét xe có vận hành tốt và khắc phục sớm các vấn đề phát sinh. Bạn băn khoăn không biết tiêu chuẩn, quy trình kiểm định như thế nào? Mời bạn cùng Kiểm Định KV2 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao cần kiểm định xe nâng?
Công việc kiểm định xe nâng hàng là việc đội ngũ chuyên môn được cấp giấy phép hành nghề kiểm định kỹ thuật an toàn xem xét, kiểm tra toàn bộ lại chất lượng xe. Đồng thời đánh giá kỹ thuật xe trên các tiêu chuẩn hiện hành có đạt không, có tốt, an toàn khi sử dụng và không gây nguy hiểm không.
Các loại xe nâng cần kiểm định hiện nay có 2 dạng:
- Xe nâng hàng: Đây là kiểu xe nâng hoạt động bằng động cơ điện hoặc dầu, hiệu suất mạnh mẽ. Xe dùng để nâng pallet hàng hóa dễ dàng từ khu vực này tới khu vực khác.
- Xe nâng người: Đây là loại xe dùng để đưa con người từ dưới thấp lên cao làm việc với phần sàn thiết kế an toàn. Được sử dụng ở công trường xây dựng, sửa chữa làm giàn.
Dựa vào cách thức hoạt động trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy lợi ích của kiểm định xe nâng hàng:
- Đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình máy vận hành, đặc biệt đối với loại xe nâng người
Phát hiện sớm các vấn đề nếu xe bị lỗi cần sửa chữa - Tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Công đoạn kiểm định cũng chính là bằng chứng pháp lý để cho khách hàng căn cứ giải quyết các vấn đề xung đột trách nhiệm hay giải thích cho đơn vị bảo hiểm.
Đối tượng áp dụng việc kiểm định xe nâng
Xe nâng giờ đây được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực vì nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp và vận chuyển hàng hóa. Nhất ở khu vực cảnh, sân bay thì cực kỳ cần xe nâng đưa hàng vào kho – xuất kho lên các giàn cao để được nhiều hàng hóa hơn.
Quy định về việc kiểm định này nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho hàng hóa và con người. Đối tượng áp dụng là các công ty, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng – quản lý xe nâng hàng.
Xe nâng mới có cần kiểm định không, khi nào cần kiểm định?
Theo quy định của pháp luật thì có thời điểm kiểm định dòng xe nâng rõ ràng, trong đó có bao gồm kiểm định xe mới và xe cũ. Khi đi vào sử dụng thì xe nào cũng phải được kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng mới được vận hành.
Thời điểm kiểm định dòng xe nâng:
Kiểm định xe mới
Khi mua xe về và lắp đặt xong xe nâng trước khi đưa vào sử dụng thì người sở hữu phải liên hệ đơn vị kiểm định xuống thực hiện kiểm định toàn bộ đã. Khi được cấp chứng nhận đạt chất lượng thì mới đi vào sử dụng nâng hàng hóa và con người.
Kiểm định xe nâng cũ
Việc kiểm định xe cũ có nhiều bước và cần có kiểm định viên chuyên nghiệp. Bởi sử dụng lâu nên khi sử dụng cũng dễ gặp nhiều vấn đề nên phát hiện sớm để sửa chữa và thay thế.
Kiểm định định kỳ
Theo đúng quy trình, xe nâng trong quá trình sử dụng cứ 2 năm lại phải định định 1 lần. Còn xe đã cũ thì tiến hành kiểm định 6 tháng tới 1 năm 1 lần, tùy vào tình trạng xe để bên kiểm định thông báo. Nếu đơn vị kiểm định tiến hành kiểm tra rút ngắn hơn thời hạn bình thường thì kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong văn bản.
Kiểm định bất thường
Trường hợp này xảy ra đối với dòng xe cũ sử dụng lâu dài và hiệu suất công việc cao. Nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì đơn vị sử dụng xe nâng phải buộc đi kiểm định để xem hao mòn ra sao, còn bền bỉ để vận hành an toàn, hiệu quả nữa không.
Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định xe nâng hàng
Việc kiểm định dòng xe nâng sẽ có tiêu chuẩn nhất định, các đơn vị sẽ căn cứ vào đó để kiểm tra toàn bộ và chi tiết từng bộ phận. Các tiêu chuẩn này do cơ quan chức năng đưa ra như sau:
- QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động cho xe nâng hàng dùng động cơ, có tải trọng trên 1.000 kG
- QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo – kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
- QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật, vấn đề bảo vệ môi trường cho xe máy chuyên dùng
- QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
- TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo – kiểm tra kỹ thuật
- TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn cho hệ thống thủy lực
- TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Về yêu cầu an toàn
- TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Về yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
- TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động.
Quy trình kiểm định dòng xe nâng
Đối với đơn vị nào cũng vậy quan trọng hơn cả là kiểm định xe nâng hàng đúng quy trình chuyên nghiệp, hạn chế các sai sót hay phán đoán sai. Kiểm định KV2 sẽ cung cấp các bước mà kiểm định viên thực hiện kiểm tra xe nâng như sau:
Điều kiện kiểm định
Việc kiểm định cho xe nâng phải đạt được những điều kiện như sau:
-
- Xe nâng được đặt ở vị trí cố định, trong trạng thái sẵn sàng để đưa vào kiểm định
- Chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật đầy đủ
- Chắc chắn rằng khi kiểm định không bị yếu tố thời tiết, môi trường hay bên ngoài làm sai lệch kết quả kiểm định cho xe nâng
- Đáp ứng được các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động.
Các bước tiến hành kiểm định xe nâng chi tiết
Để kiểm tra kỹ thuật cho xe nâng, các chuyên gia sẽ tiến hành:
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng
Kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ của xe nâng bao gồm: nhật ký hoạt động, những lần đã bảo trì, sửa chữa, thay thế các thiết bị trước đây. Xem xét kết quả kiểm cho định xe nâng trước đó ra sao để nắm bắt vấn đề xe nằm ở đâu khái quát.
Khám xét kỹ thuật xe nâng
Kiểm định viên sẽ xem xét tình trạng kỹ thuật của xe đang ra sao, có còn nguyên vẹn, bền bỉ. Hay có bộ phận nào bị hư hỏng, xuống cấp, han rỉ không đảm bảo được vận hành tốt cho công việc hay không.
Thử nghiệm kỹ thuật trong điều kiện không tải và có tải
Sau khi kiểm tra xong các bước trên xe nâng đạt điều kiện tốt thì tiến tới bước này. Việc thử không tải để xem hệ thống thủy lực của xe tốt không, hệ thống xe di chuyển, phanh còn ăn hay là bị nhờn có thể gây nguy hiểm khi vận hành.
Riêng với phanh tay sẽ thử hiệu quả ở mức tải 100%SWL trên đường có độ dốc ít nhất 20% trong vòng 1 phút. Bước nữa là thử tải kỹ thuật ở trạng thái tĩnh với các tải trọng là 125%SWL và 110%SWL.
Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi kiểm định xong nếu xe không đạt yêu cầu thì kiểm định viên nêu rõ trong biên bản và có phần nào cần khắc phục thông báo với người quản lý. Nếu xe nâng đạt tiêu chuẩn thì sẽ lập biên bản để sau đó ban hành giấy chứng nhận kiểm định cho xe nâng. Dán tem đã kiểm định lên xe nâng và đảm bảo xe đi vào hoạt động bình thường.
Kiểm định KV2 chuyên kiểm định cho xe nâng
Đối với kiểm định cho xe nâng, đội ngũ của kiểm định KV2 tự tin sở hữu nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tất cả những vấn đề liên quan đến xe nâng hàng của quý khách hàng sẽ được kiểm định KV2 theo đúng quy trình tiêu chuẩn hiện hành, kiểm tra chặt chẽ, kết luận chuẩn xác, đề ra giải pháp và chi phí tối ưu.
Kiểm định KV2 là đơn vị có đội ngũ chuyên môn lâu năm trong nghề, đã được cấp giấy phép đúng quy định pháp luật. Trong thời gian hoạt động được các cá nhân, tổ chức tin tưởng sử dụng dịch vụ kiểm định xe nâng. Bất kỳ thời gian nào trong tuần công ty đều sẽ tiếp nhận thông tin và đưa ra giải pháp dựa trên những phân tích chuyên môn. Công ty Kiểm Định KV2 luôn luôn đặt sự an toàn của khách hàng làm trọng tâm để phát triển và hoàn thiện tất cả dịch vụ kiểm định. Muốn an tâm thì ngại gì không gọi Kiểm Định KV2.